Cơ chế hoạt động của vắc xin và một số lưu ý khi bảo quản vắc xin

1. Vắc xin là gì?

Vắc xin là chế phẩm sinh học có chứa kháng nguyên, dùng để kích thích cơ thể tạo ra miễn dịch đặc hiệu chủ động, nhằm chống lại một số tác nhân gây bệnh cụ thể. Vắc xin có chứa 1 phần hoặc toàn phần của tác nhân gây bệnh (các vi khuẩn, vi – rút) sống, giảm động lực, hay bị bất hoạt, giết chết. Vì vậy chúng ta nên hiểu rõ về cách bảo quản vắc xin để vắc xin đạt hiểu quả tốt nhất với người được sử dụng.

2. Cơ chế hoạt động của vắc xin

hi vi khuẩn hoặc vi – rút xâm nhập cơ thể, chúng sẽ tấn công các tế bào của cơ thể và sinh sản, phát triển. Quá trình xâm chiếm này được gọi là nhiễm trùng. Hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ chiến đấu để bảo vệ các tế bào của cơ thể và phản công chống lại những kẻ xâm nhập.

Cơ chế hoạt động của vắc xin trong cơ thể bao gồm hai giai đoạn là kích thích miễn dịch và ghi nhớ miễn dịch. Vắc xin khi được đưa vào cơ thể sẽ kích thích cơ thể tạo ra miễn dịch “bắt chước” giống như nhiễm trùng tự nhiên. Nhưng vắc xin có chứa tác nhân gây bệnh đã được giảm độc lực hoặc đã bị bất hoạt, nên nó không thể gây bệnh cho cơ thể. Cơ thể sẽ nhận diện vắc xin như là “vật lạ”, kích thích hệ thống miễn dịch sản sinh ra kháng thể trung hòa tác nhân gây bệnh, tương tự như nhiễm trùng tự nhiêm. Quá trình tạo kháng thể thường mất khoảng vài tuần, có thể gây nên một số triệu chứng nhẹ như sốt, đau nhức ở chỗ tiêm. Nhưng đây là những biểu hiện bình thường và coi như là dấu hiệu đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Sau khi quá trình nhiễm trùng “bắt chước” này kết thúc, các tế bào Limpho được tạo ra với nhiệm vụ ghi nhớ miễn dịch, sẵn sàng đáp ứng nhanh với các tác nhân gây bệnh khi gặp lại trong những lần sau, giúp cơ thể chủ động chống lại tác nhân gây bệnh khi bị phơi nhiễm. 

3. Điều kiện bảo quản vắc xin

hác với các loại thuốc thường, vắc xin là một chế phẩm sinh học đặc biệt có tính biến thiên, nhạy cảm với nhiệt độ và ánh sáng, thời gian sử dụng ngắn, hạn chế về số lượng sản phẩm và nhà sản xuất, sử dụng một lần hoặc một vài lần.

Vì vậy, ngay từ khâu sản xuất, lưu trữ, vận chuyển cho đến khi sử dụng, từng loại vắc xin được bảo quản nghiêm ngặt, tuân thủ đúng theo quy định của Bộ Y tế. Bảo quản và vận chuyển vắc xin không đúng cách trong thời gian dài, chất lượng của vắc xin không được đảm bảo, dẫn đến giảm hiệu quả phòng bệnh của vắc xin và có thể làm tăng phản ứng tại chỗ tiêm, thậm chí gây tai biến cho người sử dụng vắc xin.

Vắc xin phải luôn được bảo quản ở nhiệt độ phù hợp

Vắc xin phải luôn được bảo quản ở nhiệt độ phù hợp (Ảnh: Sưu tầm)

Điều kiện bảo quản vắc xin

Vắc xin và dung môi kèm theo phải được bảo quản riêng trong dây chuyền lạnh, đúng nhiệt độ theo đăng ký của nhà sản xuất với Bộ Y tế. Hầu hết vắc – xin được bảo quản ở dải nhiệt độ từ +2oC đến +8oC. Tuy nhiên, vắc xin Covid – 19 yêu cầu bảo quản ở nhiệt độ âm sâu và mỗi loại vắc xin có điều kiện nhiệt độ bảo quản khác nhau như vắc xin Pfizer từ -80oC đến -60oC; vắc xin Moderna từ -50oC đến -15oC; vắc xin AstraZeneca từ 2oC đến 8oC. Nếu nhiệt độ bảo quản nằm ngoài khoảng nhiệt độ bảo quản thích hợp, cần phải điều chỉnh lại nhiệt độ hoặc chuyển vắc xin đến nơi có điều kiện bảo quản phù hợp. Vắc – xin có thể bị hư hỏng, giảm hoặc mất hiệu lực nếu không được bảo quản đúng cách.

Tham khảo các dòng tủ bảo quản vắc xin tại đây

các vắc xin đều chịu ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao (> 8oC), nhưng một số vắc xin nhạy cảm với nhiệt độ cao hơn các vắc xin khác. Ở nhiệt độ thấp (< 2oC), một vài vắc xin sẽ bị đông băng, mất hiệu lực vắc xin như vắc xin Viêm gan B, Uốn ván, DPT và vắc xin 5 trong 1 (DPT – VGB – Hib).

Một số vắc xin rất nhạy cảm với ánh sáng như vắc xin BCG, vắc xin Sởi. Không được để các loại vắc xin này tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, ánh sáng đèn huỳnh quang. Vì vậy, các loại vắc xin này thường được chứa trong các lọ thủy tinh sẫm màu.

Một số lưu ý khi bảo quản vắc xin

Với cách bảo quản vắc xin đúng chuẩn là nhiệt độ bảo quản vắc xin luôn được kiểm tra, theo dõi, ghi chép đầy đủ tối thiểu 2 lần/ngày (buổi sáng lúc đến và buổi chiều trước khi ra về), 7 ngày/tuần (bao gồm cả các ngày nghỉ lễ), trong suốt quá trình bảo quản, vận chuyển và sử dụng.

Theo dõi, kiểm soát nhiệt độ bảo quản vắc xin hàng ngày

Theo dõi, kiểm soát nhiệt độ bảo quản vắc xin hàng ngày (Ảnh: VNVC)

Kho bảo quản vắc xin phải tuân thủ quy định về thực hành tốt bảo quản thuốc GSP, được thiết kế dành riêng cho bảo quản vắc xin. Các tuyến trung ương và cơ sở phải đảm bảo trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị, dụng cụ chuyên dụng cho việc bảo quản vắc – xin. Vắc xin phải được bảo quản riêng biệt trong các thiết bị của dây chuyền lạnh, không bảo quản chung với các sản phẩm khác như thuốc, hóa chất, bệnh phẩm, thực phẩm và đồ uống; sắp xếp vắc xin đúng vị trí, tránh làm đông băng vắc xin.

Không bảo quản vắc – xin đã quá hạn sử dụng, lọ vắc – xin đã pha hồi chỉnh sau buổi tiêm chủng và vắc – xin có gắn chỉ thị nhiệt độ đã đổi màu báo cần hủy trong các thiết bị bảo quản.

Vận chuyển vắc xin từ kho bảo quản này đến các kho bảo quản khác hoặc đến điểm tiêm chủng phải bằng xe tải lạnh chuyên dụng, vắc xin được bảo quản trong tủ lạnh, hòm lạnh hoặc phích vắc xin từ lúc bắt đầu tiêm chủng đến khi kết thúc việc tiêm chủng.

Vắc xin được vận chuyển bằng xe tải lạnh chuyên dụng
Vắc xin được vận chuyển bằng xe tải lạnh chuyên dụng

Thời gian bảo quản vắc xin tại các tuyến thực hiện theo đúng “Quy định về sử dụng vắc – xin và sinh phẩm dự phòng và điều trị”. Thời gian lưu trữ này không ảnh hưởng đến hạn sử dụng hay chất lượng của vắc xin như nhà sản xuất đã công bố, chỉ nhằm phân bổ hợp lý số lượng vắc xin đến các tuyến đảm bảo cung cấp đủ, tránh lãng phí. Tại kho tuyến Quốc gia/khu vực, vắc xin được bảo quản trong thời gian tối đa 12 tháng; kho tuyến tỉnh, thành phố tối đa trong 6 tháng; kho tuyến huyện là 3 tháng; tại các cơ sở y tế, nơi tổ chức tiêm chủng là 1 tháng. Trong trường hợp tạm ngừng sử dụng vắc xin hoặc chưa sử dụng hết trong chiến dịch tiêm chủng, dẫn đến thời gian lưu trữ vắc xin kéo dài hơn, nếu vắc xin còn hạn sử dụng và được bảo quản theo đúng quy định sẽ được tiếp tục sử dụng hoặc luân chuyển đến các tuyến khác; nếu vắc xin đã hết hạn sử dụng hoặc không được phép tiếp tục sử dụng phải tiến hành hủy bỏ vắc xin theo quy định. [2]


Tài liệu tham khảo:

[2]. Quyết định số 1730/QĐ-BYT về việc ban hành “Hướng dẫn bảo quản vắc – xin” do Bộ Y tế ban hành và có hiệu lực kể từ ngày 01/06/2014.