Quy trình bảo dưỡng kho lạnh

Công ty chúng tôi là đơn vị chuyên lắp đặt-bảo trì bảo dưỡng kho lạnh trên phạm vi toàn quốc với nhiều năm kinh nghiệm về lắp ráp-bảo dưỡng cho nhiều đơn vị tuyến tỉnh, tuyến huyện trên cả nước.

Việc bảo dưỡng kho lạnh là vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới độ bền và chất lượng kho.

  • Thời kỳ ban đầu khi mới chạy thử, các chi tiết còn các cạnh sắc nên rất dễ có sự cố
  • Thời kỳ đã xảy ra hao mòn các chi tiết máy là thời kì sau một thời gian dài hoạt động, các chi tiết nén, chuyển động bị ăn mòn.

Chúng tôi khuyến cáo với khách hàng rằng cứ sau 6000 giờ hoạt động ( 250 ngày), quý khách hãy thực hiện bảo dưỡng định kỳ dù kho có ít hoạt động. Điều này sẽ đảm bảo việc vận hành kho được đảm bảo và an toàn hơn.

Quy trình bảo dưỡng kho lạnh về cơ bản gồm những công việc cụ thể sau:

Bảo dưỡng máy nén:

  • Kiểm tra độ kín của van: kiểm tra tình trạng van xả, van hút máy nén lạnh.
  • Kiểm tra bên trong máy nén tác nhân lạnh: tình trạng dầu các chi tiết máy có bị hoen rỉ không, lau chùi các chi tiết bên ngoài vỏ máy nén.
  • Thử tác động của các thiết bị điều khiển trên hệ thống như: HP, OP, WP, LP và bộ phận cấp dầu.
  • Lau chùi vệ sinh bộ lọc hút máy nén gas lạnh.
  • Xiết lại các ốc chân đế.
  • Vệ sinh bề mặt giàn trao đổi nhiệt.
  • Xả dầu tích tụ bên trong bình ngưng tụ.
  • Bảo dưỡng cân chỉnh khả năng vận hành bơm, quạt giải nhiệt.
  • Xả khí không ngưng ở giàn ngưng.
  • Vệ sinh bể nước, xả cặn nước ngưng.
  • Sơn sửa bên ngoài những nơi bị bong tróc.
  • Kiểm tra, vệ sinh sửa chữa thay thế nếu cần các thiết bị điện, các thiết bị an toàn và điều khiển liên quan.

Bảo trì thiết bị bay hơi:

  • Xả băng giàn bay hơi.
  • Bảo dưỡng quạt dàn lạnh, cân chỉnh lại nếu cần.
  • Vệ sinh dàn trao đổi nhiệt: phải cho ngừng hệ thống, dùng chổi quét sạch hoặc rửa bằng nước lưu ý tránh xảy ra hiện tượng bẹp cánh tản nhiệt.
  • Vệ sinh máng nước giàn bay hơi.
  • Kiểm tra bảo dưỡng các thiết bị đo lường và điều khiển , thay thế nếu cần.

Sơn lại những chỗ bị tróc sơn.