Tổng quan về tình hình tiêm chủng
Sự kiện chính:
- Hơn 1 tỉ trẻ em đã được tiêm chủng trong một thập kỷ qua
- Càng ngày càng có nhiều loại vắc xin mới được đưa vào tiêm chủng
- Hiện nay việc tiêm chủng ngăn ngừa được 2-3 triệu ca tử vong mỗi năm
- Ước tính có khoảng 19,7 triệu trẻ em dưới một tuổi không được tiêm các mũi vắc xin cơ bản
Tổng quan:
Độ bao phủ tiêm chủng toàn cầu – Tỷ lệ trẻ em trên thế giới được tiêm các loại vắc xin được khuyến nghị - vẫn giữ nguyên trong vài năm qua.
Trong năm 2019, khoảng 85% trẻ sơ sinh trên toàn thế giới (116 triệu trẻ) được tiêm 3 liều vắc xin bạch hầu-uốn ván-ho gà (DTP3), bảo vệ trẻ khỏi các bệnh truyền nhiễm có thể gây ra bệnh nặng và tàn tật hoặc tử vong. Đến năm 2019, 125 quốc gia thành viên trong WHO đã đạt tỷ lệ bao phủ vắc xin DTP3 ít nhất 90%.
Độ bao phủ tiêm chủng toàn cầu năm 2019
Sau đây là tóm tắt về tình hình bao phủ tiêm chủng toàn cầu năm 2019.
Haemophilus influenzae týp b (Hib) gây viêm màng não và viêm phổi. Vắc xin Hib đã được giới thiệu tại 192 Quốc gia Thành viên vào cuối năm 2019. Tỷ lệ bao phủ toàn cầu với 3 liều vắc xin Hib được ước tính là 72%. Có sự khác biệt lớn giữa các vùng. Khu vực Đông Nam Á của WHO được ước tính có tỷ lệ bao phủ 89%, trong khi chỉ có 24% ở Khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO.
Viêm gan B là một bệnh gây ra do virus tấn công gan. Vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh đã được giới thiệu trên toàn quốc tại 189 Quốc gia Thành viên vào cuối năm 2019. Tỷ lệ bao phủ toàn cầu với 3 liều vắc xin viêm gan B ước tính đạt 85%. Ngoài ra, 109 Quốc gia Thành viên đã giới thiệu một liều vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu sau sinh. Tỷ lệ bao phủ toàn cầu là 43% và lên đến 84% ở Khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO, trong khi ước tính chỉ ở mức 6% ở khu vực Châu Phi của WHO.
Human papillomavirus (HPV) là bệnh phộ biển do virus nhiễm ở đường sinh sản và có thể gây ung thư cổ tử cung ở phụ nữ, các loại ung thư khác và mụn cóc sinh dục ở cả nam và nữ. Vắc xin HPV đã được giới thiệu tại 106 quốc gia thành viên vào cuối năm 2019. Đây là mức tăng mạnh nhất trong năm về số lượng tiêm chủng HPV (+ 15%) kể từ khi vắc-xin HPV ra thị trường vào năm 2006. Tuy nhiên, do nhiều quốc gia lớn vẫn chưa giới thiệu vắc-xin và tỷ lệ bao phủ vắc-xin nên chưa có con số tối ưu của vắc xin HPV, hiện được ước tính là 15%.
Gần một phần ba trong số các Quốc gia Thành viên này (33) cũng đã bắt đầu tiêm chủng cho các bé trai.
Viêm màng não A là một bệnh gây chết người và để lại 1/5 số người bị ảnh hưởng với những di chứng lâu dài. Trước khi giới thiệu MenAfriVac vào năm 2010 - một loại vắc-xin mang tính cách mạng được phát triển với sự hợp tác của Viện Huyết thanh của Ấn Độ thông qua Dự án vắc-xin viêm màng não của WHO và PATH dự án vắc xin viêm màng não – viêm màng nào loại A chiếm 80–85% là đại dịch bệnh ở châu Phi (vành đai viêm màng não). Vào năm 2012, MenAfriVac trở thành vắc xin đầu tiên được chấp thuận sử dụng bên ngoài dây chuyền lạnh trong các chiến dịch - trong thời gian 4 ngày không được làm lạnh và ở nhiệt độ lên đến 40°C. Vào cuối năm 2019, gần 350 triệu người ở 24 trong số 26 quốc gia trong vành đai viêm màng não đã được tiêm chủng MenAfriVac thông qua các chiến dịch. Để duy trì sự hiệu quả mạnh mẽ của các chiến dịch này, Ghana và Sudan là hai quốc gia đầu tiên đưa MenAfriVac vào lịch tiêm chủng định kỳ vào năm 2016, tiếp theo là Burkina Faso, Cộng hòa Trung Phi, Chad, Mali và Niger vào năm 2017, Côte d'Ivoire vào năm 2018 và Gambia và Nigeria vào năm 2019.
Sởi là một bệnh rất dễ lây lan do vi rút gây ra, thường gây sốt cao và phát ban, có thể dẫn đến mù lòa, viêm não hoặc tử vong. Tính đến cuối năm 2019, 85% trẻ em đã được tiêm một liều vắc xin và 178 Quốc gia Thành viên đã tiêm liều thứ hai như một phần của tiêm chủng thông thường và 71% trẻ em được tiêm hai liều vắc xin sởi theo kế hoạch tiêm chủng quốc gia.
Quai bị là một loại vi rút rất dễ lây lan, gây sưng đau ở một bên mặt dưới tai (tuyến mang tai), sốt, nhức đầu và đau cơ. Nó có thể dẫn đến viêm màng não. Vắc xin ngăn ngừa bệnh quai bị đã được giới thiệu trên toàn quốc tại 122 Quốc gia Thành viên vào cuối năm 2019.
Các bệnh do phế cầu khuẩn gây ra bao gồm viêm phổi, viêm màng não và nhiễm khuẩn huyết, cũng như viêm tai giữa, viêm xoang và viêm phế quản. Vắc xin ngăn ngừa phế cầu khuẩn đã được giới thiệu tại 149 Quốc gia Thành viên vào cuối năm 2019, bao gồm ba loại vắc-xin và tỷ lệ bao phủ liều thứ ba trên toàn cầu ước tính là 48%.
Bệnh bại liệt là một bệnh nhiễm vi rút cấp tính lây truyền theo đường tiêu hoá do vi rút Polio (Poliovirus) gây nên, có thể lan truyền thành dịch. Vào năm 2019, 86% trẻ sơ sinh trên khắp thế giới được tiêm ba liều vắc xin bại liệt. Vào năm 2019, tỷ lệ bao phủ cho trẻ sơ sinh được tiêm IPV liều đầu tiên ở các quốc gia vẫn đang sử dụng OPV ước tính là 82%.
Rotavirus là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh tiêu chảy nặng ở trẻ nhỏ trên khắp thế giới. Vắc xin Rotavirus đã được giới thiệu tại 108 quốc gia vào cuối năm 2019. Độ phủ toàn cầu ước tính đạt 39%.
Rubella là một bệnh do vi-rút gây ra, thường nhẹ ở trẻ em, nhưng trong thời kỳ 3 tháng đầu của thai kỳ như sảy thai, thai chết lưu hoặc gây ra các dị tật bẩm sinh cho thai nhi như chứng đầu nhỏ, chậm phát triển tâm thần vận động, điếc, mù lòa, bệnh tim. Vắc xin Rubella đã được giới thiệu trên toàn quốc tại 173 Quốc gia Thành viên vào cuối năm 2019 và tỷ lệ bao phủ toàn cầu ước tính đạt 71%.
Uốn ván là do vi khuẩn phát triển trong điều kiện không có oxy, ví dụ như ở vết thương bẩn hoặc cuống rốn nếu không được giữ sạch sẽ. Bào tử của C. tetani tồn tại trong môi trường tự nhiên. Nó tạo ra một loại độc tố có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng hoặc tử vong. Bệnh uốn ván ở bà mẹ và trẻ sơ sinh vẫn tồn tại như một vấn đề sức khỏe cộng đồng ở 12 quốc gia, chủ yếu ở châu Phi và châu Á.
Sốt vàng da là một bệnh xuất huyết cấp tính do vi rút lây truyền qua muỗi vằn. Tính đến năm 2019, vắc xin sốt vàng da đã được đưa vào các chương trình tiêm chủng định kỳ cho trẻ sơ sinh ở 36 trong số 40 quốc gia và vùng lãnh thổ có nguy cơ mắc bệnh sốt vàng ở châu Phi và châu Mỹ. Tại 40 quốc gia và vùng lãnh thổ này, độ phủ ước tính là 46%.
[ux_image id="2786"]Những thách thức:
Năm 2019, 14 triệu trẻ sơ sinh không được tiêm liều vắc xin DTP ban đầu do không được tiếp cận với chương trình tiêm chủng và các dịch vụ y tế khác và thêm 5,7 triệu trẻ được tiêm một phần. Trong số 19,7 triệu, hơn 60% trẻ em này sống ở 10 quốc gia: Angola, Brazil, Cộng hòa Dân chủ Congo, Ethiopia, Ấn Độ, Indonesia, Mexico, Nigeria, Pakistan và Philippines.
Dữ liệu giám sát ở cấp địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các quốc gia ưu tiên và điều chỉnh các chiến lược tiêm chủng và kế hoạch hoạt động nhằm giải quyết vần đề thiếu hiểu biết về tiêm chủng và tiếp cận mọi người với vắc xin.
Các kế hoạch sắp tới của WHO
Chương trình tiêm chủng 2030
IA2030 đặt ra một tầm nhìn và chiến lược toàn cầu đầy tham vọng về vắc xin và tiêm chủng cho thập kỷ 2021–2030. Điều đó tạo được với hàng nghìn đóng góp từ các quốc gia và tổ chức trên thế giới và sẽ có hiệu lực vào cuối năm 2020 sau khi WHO xác nhận. Chương trình đúc rút ra những bài học từ thập kỷ trước và thừa nhận những thách thức tiếp tục và mới do các bệnh truyền nhiễm gây ra (ví dụ như Ebola, COVID-19).
Thông qua nỗ lực tập thể, các quốc gia và đối tác để đạt được tầm nhìn trong nhiều thập kỷ: Một thế giới nơi mọi người, ở mọi nơi, ở mọi lứa tuổi, đều được hưởng lợi đầy đủ từ vắc-xin để có sức khỏe tốt và hạnh phúc.
Chiến lược dự định truyền cảm hứng và gắn kết các hoạt động của các bên liên quan trong cộng đồng, quốc gia, khu vực và toàn cầu. IA2030 sẽ đi vào hoạt động trong giai đoạn 2020-21 thông qua các chiến lược quốc gia và khu vực, một cơ chế để đảm bảo quyền sở hữu và trách nhiệm giải trình cũng như khuôn khổ giám sát và đánh giá để hướng dẫn quốc gia thực hiện.
Chiến lược toàn cầu hướng tới loại bỏ ung thư cổ tử cung như một vấn đề sức khỏe cộng đồng
Vào năm 2020, WHO sẽ áp dụng chiến lược toàn cầu nhằm loại bỏ ung thư cổ tử cung. Trong chiến lược này, mục tiêu đầu tiên trong mục tiêu cần đạt được đưa vắc xin HPV vào tất cả các quốc gia và đạt tỷ lệ bao phủ 90%. Với việc hiện đang ở 55% các quốc gia thành viên và tỷ lệ bao phủ tiêm vắc xin HPV trung bình chỉ ở mức 54%, trong 10 năm tới, sẽ cần các khoản đầu tư lớn cho việc giới thiệu ở các nước có thu nhập thấp và trung bình cũng như cải tiến chương trình để đạt tỷ lệ bao phủ 90% Các mục tiêu ở nước thu nhập thấp và thu nhập cao cũng sẽ được triển khai để đạt được mục tiêu năm 2030.
Tuần lễ tiêm chủng thế giới
Được tổ chức vào tuần cuối cùng của tháng 4, Tuần lễ Tiêm chủng Thế giới nhằm thúc đẩy việc sử dụng vắc xin để bảo vệ mọi người ở mọi lứa tuổi chống lại bệnh tật. Tiêm chủng giúp cứu sống hàng triệu người mỗi năm và được công nhận rộng rãi là một trong những can thiệp sức khỏe hiệu quả và thành công nhất trên thế giới.